THỦ TỤC NHẬN CON NUÔI Thủ tục pháp lý về việc xin con nuôi không chỉ là một hành trình pháp lý, mà còn là hành trình của yêu thương và hy vọng. Khi nhận nuôi một đứa trẻ, bạn không chỉ mang lại cho con một mái ấm, mà còn mở ra một tương lai đầy yêu thương và hạnh phúc. Mỗi bước chuẩn bị hồ sơ, mỗi giấy tờ nộp lên không chỉ là thủ tục, mà còn là minh chứng cho tình yêu vô điều kiện. Hành trình này sẽ thay đổi cuộc đời cả người đón nhận và đứa trẻ, tạo nên một gia đình đầy tình thương và gắn kết.
1. Thời gian thực hiện: Toàn bộ thời gian để xét duyệt hồ sơ là 4 tuần kể từ thời điểm nhận đủ hồ sơ. 2.Quy trình thực hiện: (tổng thời gian: 8 đến 12 tuần). Bước 1: Hai bên ký kết Hợp đồng pháp lý, Bên gia đình thanh toán chi phí làm thủ tục nhận con nuôi cho Luật sư. Hai bên chuẩn bị hồ sơ theo danh mục hướng dẫn bên dưới. (thời gian dự kiến 4 - 6 tuần). Bước 2: Nộp hồ sơ. Bước 3: Kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến của những người liên quan về việc cho trẻ em làm con nuôi (thời gian dự kiến 4 tuần). Bước 4: Cơ quan nhà nước kiểm tra, xác minh trực tiếp: - Các bên liên quan phải có mặt.
- Ghi vào sổ đăng ký và trao giấy chứng nhận cho các bên.
* Lưu ý: Danh mục tài liệu cần cung cấp thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi như sau: 👇 Tải xuống tại link:
Danh mục tài liệu nhận con nuôi (PDF). Bấm vào đây xem
---
Liên Hệ Với Chúng Tôi Hãy để Luật sư DL Pinnacle đồng hành cùng bạn trên mọi chặng đường. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.
Hotline: 0914491911
Email: info@dlpinnacle.vn
Địa chỉ: 18A/76 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Đakao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
BÀI VIẾT MỚI GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP ĐANG VƯỚNG TRANH CHẤP TẠI TÒA ÁN Giải thể doanh nghiệp là một thủ tục pháp lý quan trọng, đánh dấu sự chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đây không chỉ đơn thuần là việc ngừng hoạt động kinh doanh mà còn liên quan đến việc thanh toán nợ, xử lý tài sản, giải quyết quyền lợi của người lao động và hoàn tất nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp doanh nghiệp đều có thể thực hiện thủ tục này. Pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về các trường hợp và điều kiện để doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể.
VIỆT KIỀU MUA NHÀ Ở VIỆT NAM Việt Nam là quốc gia có cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài (“Việt kiều”) rất lớn, với hàng triệu người sinh sống, làm việc và học tập tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, nhiều người trong số họ mong muốn sở hữu nhà ở tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đầu tư, an cư hoặc đoàn tụ với gia đình. Nắm bắt được nhu cầu trên, pháp luật hiện hành đã có nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng nhằm tháo gỡ nhiều rào cản pháp lý và mở rộng quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Việt kiều.
THU HỒI ĐẤT: CÓ ĐƯỢC HƯỞNG LÃI TỪ TIỀN BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ? Chính sách thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ cho người có đất bị thu hồi luôn là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai. Việc Nhà nước thu hồi đất để phục vụ các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh là một thực tế khách quan trong tiến trình phát triển của đất nước. Đi kèm với đó là chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhằm đảm bảo quyền và lợi chính đáng cho người có đất bị thu hồi. Để đảm bảo sự công bằng, pháp luật hiện hành đã có những quy định cụ thể về nội dung trên.
KINH DOANH LƯU TRÚ NGẮN HẠN TẠI CHUNG CƯ CÓ VI PHẠM LUẬT? Trong những năm gần đây, Việt Nam dần trở thành điểm du lịch độc đáo thu hút hàng triệu khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng. Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, nhiều cá nhân đã tận dụng các căn hộ chung cư mà họ đang sở hữu để kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn, phổ biến nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay các thành phố du lịch như Quy Nhơn, Nha Trang, Hạ Long… Vậy việc cho thuê căn hộ chung cư theo hình thức lưu trú ngắn hạn có hợp pháp không? Bài viết này sẽ phân tích các quy định pháp lý hiện hành nhằm giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
ĐĂNG KÝ DẠY THÊM Việc dạy thêm tại nhà là một hoạt động phổ biến, đặc biệt đối với các giáo viên hoặc những người có kỹ năng chuyên môn muốn chia sẻ kiến thức và kiếm thêm thu nhập cho bản thân. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động dạy thêm tại nhà nổi lên nhiều vấn đề tiêu cực, nhức nhối nhất phải kể đến tình trạng bắt ép học sinh tham gia các lớp học thêm do chính thầy cô giáo đứng lớp chính khóa giảng dạy, ai không tham gia sẽ bị “đì”. Nhằm xóa bỏ triệt để những tiêu cực trong hoạt động dạy thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT (có hiệu lực vào ngày 14/02/2025) đặt ra khuôn khổ pháp lý cho hoạt động dạy thêm, học thêm. Trong đó, đáng chú ý là quy định hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền phải đăng ký kinh doanh.
XỬ LÝ DOANH NGHIỆP TẠM NGỪNG KINH DOANH KHÔNG THÔNG BÁO Trong quá trình hoạt động, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: kinh doanh không hiệu quả, tình trạng tài chính không khả quan, cần xây dựng phương án kinh doanh mới,… doanh nghiệp cần phải tạm ngừng kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có nhiều doanh nghiệp không thực hiện thủ tục này, một phần do chưa nắm rõ quy định pháp luật, một phần do đã biết nhưng lại có tâm lý chủ quan, cho rằng việc thông báo không quan trọng hoặc sẽ không bị xử phạt nếu không thực hiện. Chính tâm lý chủ quan này của doanh nghiệp đã dẫn đến nhiều hệ lụy pháp lý không đáng có cho người quản lý doanh nghiệp, và gây khó khăn cho quá trình khôi phục hoạt động kinh doanh sau này.
PHÁP NHÂN BỊ XÂM HẠI VẪN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG Bộ luật Dân sự năm 2015 đã ghi nhận tư cách pháp lý của pháp nhân trong quan hệ dân sự nói chung và khẳng định “quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm...”. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại chưa có các quy định rõ ràng về quyền nhân thân và vấn đề bồi thường thiệt hại tinh thần của pháp nhân.
CHỦ HỤI “GIẬT HỤI” Hụi (hay còn có tên gọi khác là họ, hội, huội, biêu, phường, huê…) là một hoạt động nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa người dân, diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội Việt Nam. Trong những năm gần đây, trên địa bàn cả nước xảy ra hàng trăm vụ “giật hụi”, khiến nhiều người tham gia “dây hụi” đối diện với nguy cơ mất trắng tài sản.